Site icon Meey3D

Giải Đáp Cúng Ông Công Ông Táo Xong Mới Dọn Bàn Thờ

Cúng Ông Công Ông Táo Xong Mới Dọn Bàn Thờ, Đúng Hay Sai?

Vào thời điểm cuối năm, Phong Thủy Phùng Gia nhận được không ít những thắc về việc liệu có nên cúng ông Công ông Táo xong mới dọn bàn thờ hay ngược lại mới đúng?

Vậy hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để cùng Phong Thủy Phùng Gia giải đáp thắc mắc ngay nhé!

Ý Nghĩa Của Việc Lau Dọn Bàn Thờ

Ý Nghĩa Của Việc Lau Dọn Bàn Thờ

Vốn dĩ việc thờ cúng tại Việt Nam nói chung là nét văn hóa in sâu không thể chối bỏ, bởi vậy người thờ cúng nên cẩn trọng và tỉ mỉ từ những việc tưởng chừng nhỏ nhất như lau dọn bàn thờ.

Theo chia sẻ của những chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông việc lau dọn bàn thờ thường xuyên (khoảng 2 – 3 tháng một lần) để tạo không gian thờ cúng được sạch sẽ, gọn gàng.

Không những vậy theo những chia sẻ bổ sung của chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương cũng cho hay, việc lau dọn bàn thờ là điều cực kỳ cần thiết, đặc biệt vào khoảng thời gian cuối năm. Bởi nếu không gian xung quanh bàn thờ tù đọng nhiều bụi bẩn, tàn hương rơi vãi sẽ không tránh khỏi hiện tượng “thiếu dương” – do tổng thể không ngăn nắp và tụ khí từ tàn hương sót lại dễ khiến bàn thờ gia đình thờ cúng bị lạnh, nhiều khí âm.

Nên để tránh việc thờ cúng không được linh, tránh mất lộc, nhất là vào thời điểm một năm chuẩn bị kết thúc cần gia chủ chuẩn chỉ tươm tất lại bàn thờ để không làm gián đoạn chuyện thờ tự, cúng bái Thần Linh gia tiên; Phong Thủy Phùng Gia cấp thiết cho rằng mỗi cá nhân nên ý thức được vai trò từ thủ tục lau dọn bàn thờ sao cho đúng cách.

Giải Đáp Cúng Ông Công Ông Táo Xong Mới Dọn Bàn Thờ, Có Nên Hay Không?

Giải Đáp Cúng Ông Công Ông Táo Xong Mới Dọn Bàn Thờ Có Nên Hay Không

Như đã nói đến ở trên, lau dọn bàn thờ tưởng chừng chỉ là một vấn đề nhỏ mà nhiều người đã lỡ từng bỏ qua. Tuy nhiên trong thời điểm cuối năm diễn ra khá nhiều thủ tục cúng bái nối tiếp, khiến không ít gia chủ cảm thấy “ngợp” về tiến trình không biết nên thực hiện việc nào đầu tiên và tiếp theo.

Nên đối với với thắc mắc cúng ông Công ông Táo xong mới dọn bàn thờ cũng vậy!

Đối với quan điểm từ xưa cho đến nay, khi ông Công ông Táo về trời bẩm báo lên Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự vụ xảy ra trong một năm qua dưới trần diễn ra vào khoảng từ ngày 21 đến 23 tháng Chạp tính theo lịch Âm. Vì vậy việc bao sái và lau dọn bàn thờ cuối năm sẽ được tiến hành sau khi thủ tục tiễn ông Táo về trời để tiện gia chủ chuẩn bị tiếp tục thủ tục cúng tạ cuối năm và đầu xuân năm mới.

Tuy nhiên, đối với quan điểm đó đã khá cũ và theo như chia sẻ của chuyên gia tại Phong Thủy Phùng Gia không cần nhất thiết cụ thể thời gian gia chủ nên bao sái và lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.

Thay vì đó, bất kỳ thời điểm nào gia chủ cảm thấy cần thiết hoàn toàn có thể lau dọn bàn thờ trước hoặc sau khi cúng.

Nên Tiến Hành Cúng Ông Công Ông Táo Vào Thời Điểm Nào Chuẩn Nhất

Nên Tiến Hành Cúng Ông Công Ông Táo Vào Thời Điểm Nào Chuẩn Nhất

Theo quan niệm trong văn hóa thờ cúng Thần Linh, đặc biệt đối với thủ tục cúng ông Công ông Táo được nhiều người chú trọng về thời gian nên tiến hành. 

Thông thường gia chủ thường chủ động cúng ông Táo từ ngày 21 đến ngày 23 tháng Chạp, tuy nhiên đối như với năm 2022 Nhâm Dần chuyên gia khuyên gia chủ nên thực hiện hoàn tất vào ngày 23 tháng Chạp lịch âm là cát lợi nhất.

Đồng thời nên cúng trước 12h trưa (trước canh giờ Ngọ) để nhanh chóng thực hiện thủ tục thả cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời bẩm báo sự vụ trong năm qua với Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Dẫu vậy, trong một số trường hợp bất khả kháng gia chủ không thể tiến hành thực hiện cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp, có thể tổ chức cúng sớm hơn nhưng nên chọn canh giờ cát lành từ để làm lễ từ 9h đến 11h sáng trong ngày.

Ngoài ra, ngoài việc lựa chọn thời điểm thích hợp để làm lễ, Phong Thủy Phùng Gia cũng xin lưu ý tới gia chủ một số lưu ý khi làm thủ tục cúng ông Táo như sau.

Văn Khấn Ông Công Ông Táo

Văn khấn cúng ông Công ông Táo thường gồm:

  • Văn khấn tiễn ông Công ông Táo
  • Văn khấn ông Công ông Táo hàng ngày
  • Văn khấn đón ông Công ông Táo về nhà
  • Văn khấn gia tiên ngày lễ ông Công ông Táo
  • Văn khấn Phật ngày lễ ông Công ông Táo

Trên đây là 5 loại văn khấn phổ biến trong một khóa lễ cúng ông Công ông Táo tại gia đầy đủ, tuy nhiên gia chủ không cần nhất thiết phải sử dụng đủ 5 văn khấn trên trong một lần cúng.

Master Phùng Phương đã từng chia sẻ và nhấn mạnh không ít lần trên các diễn đàn giao lưu kiến thức cho rằng bản thân gia chủ thành tâm cúng bái và bày tỏ sự tôn kính của mình tới chư vị Thần Linh, gia tiên là đủ không cần quá khắt khe. Tuy nhiên nếu có điều kiện gia chủ có thể thực hiện chu toàn nhất có thể để việc thờ cúng trong gia đạo được linh ứng!

Chuẩn Bị Mâm Cúng Ông Công Ông Táo

Nhìn chung một mâm cỗ trong các thủ tục lễ cúng nói chung hay với ông Công ông Táo nói riêng mang sắc thái ý nghĩa tâm linh khá rõ rệt.

Mỗi một ngày lễ sẽ có những “tiêu chuẩn” riêng trong chọn lựa thực phẩm cúng, lễ cúng, cách bố trí đồ lễ cúng sao mới thể hiện được lòng thành kính và tưởng nhớ công ơn của bề trên đã phù hộ cho con cháu trong gia đạo được bình an, thuận lời, cầu được như ý.

Theo dõi thêm chi tiết chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo tại đây: 

Các Lưu Ý Khi Cúng Ông Công Ông Táo Xong Mới Dọn Bàn Thờ

Các Lưu Ý Khi Cúng Ông Công Ông Táo Xong Mới Dọn Bàn Thờ

Nếu trong trường hợp gia chủ sau khi cúng ông Công ông Táo xong mới dọn bàn thờ cần đặc biệt lưu ý nhiều điều sau đây:

  • Hạ lễ hoàn tất mới thực hiện bao sái và dọn bàn thờ
  • Luôn đợi hết hương
  • Trước khi lau dọn bao sái bàn thờ tiếp, gia chủ nên “khấn chay” xin phép Thần Linh, gia tiên được tiếp tục thực hiện bao sai
  • Không nên vội vàng trong suốt quá trình lau dọn bàn thờ

Lời Kết

Hy vọng qua những chia sẻ từ nội dung trên đây quý bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để giải đáp thắc mắc cúng ông Công ông Táo xong mới dọn bàn thờ.

Đừng quên để lại lời nhắn tại form đăng ký bên cạnh để được hỗ trợ tham vấn miễn phí ngay nhé!

 

Exit mobile version