Site icon Meey3D

Tết Đoan Ngọ Và Những Thông Tin Bạn Nên Biết

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là lễ diệt sâu bọ thực hiện vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Bước vào ngày quan trọng những dân nô nức thực hiện các hoạt động, chuẩn bị phẩm vật để dâng cúng lên tổ tiên. Tuy nhiên, mỗi đất nước có những phong tục áp dụng riêng. Mời bạn cùng tham khảo bài chia sẻ để hiểu rõ hơn.

Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ ý nghĩa đối với mỗi người dân Phương Đông. Theo tài liệu đã ghi chép từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã chia sẻ, trước đây vào mùa vị thành công nông dân thường ăn mừng thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến và phá nát mọi thứ.

Nhân dân lúc này lo lắng không biết cách giải quyết ra sao, bỗng nhiên có một người từ xa đã đến và xưng là Đôi Truân. Ông đã chỉ cho người dân mỗi nhà lập nên bàn cùng bao gồm bánh tro, trái cây và đưa ra trước nhà để thực hiện thờ cúng. Mọi người đã làm theo và một lúc sau sâu bọ lần lượt té ngã và chết. Vì thế, vào những ngày này nông dân tiếp tục lập bàn thờ để diệt trừ sâu bọ.

Bên cạnh ý nghĩa diệt sâu bọ phá hoại đi mùa màng thì người dân Việt còn cho rằng đây là thời gian tốt để giải trừ bệnh tật trong thời điểm chuyển mùa. Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của mỗi người thường có nhiều ký sinh trùng gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Duy nhất có ngày 5/5 các loại ký sinh trùng ngoi lên và đây là thời điểm thích hợp để chúng ta sử dụng thức ăn vị chua, chát để loại bỏ chúng.

Sự Tích Tết Đoan Ngọ

Sự Tích Tết Đoan Ngọ

Nhiều người cho rằng tết Đoan Ngọ xuất phát từ nước Trung Quốc, gắn liền với nhiều câu chuyện li kì và hấp dẫn nhất là câu chuyện về các vị quan Khuất Nguyên. Chuyện đã kể vị đại thần nước Sở tên là Khuất Nguyên, ông là vị trung thần và cũng là nhà văn hóa tiếng tăm thời Chiến Quốc. 

Trong một lần ngăn cản nhà vua không được và bị gian thần hãm hại ông đã gieo nỗi uất ức đó vào sông Mịch La đúng ngày 5/5 âm lịch. Người dân thương tiếc cho sự trung nghĩa của Khuất Nguyên vì thế mỗi năm đến ngày này đã làm bánh bá trạng và thả trôi sông để tưởng nhớ ông. Từ đây ngày tết Đoan Ngọ ra đời và trở thành nét văn hóa của người dân các nước Phương Đông.

Tết Đoan Ngọ Vào Ngày Nào

Tết Đoan Ngọ còn được gọi cái tên khác là tết Đoan Dương được người dân tổ chức đúng ngày 5/5 âm lịch. Đây là ngày tết truyền thống của các nước thuộc khu vực Phương Đông như Trung quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Tết diệt sâu bọ năm 2022 bắt đầu giữa trưa ngày 3/6/2022 dương lịch, tức ngày 5/5 âm lịch.

Sự Khác Biệt Của Tết Đoan Ngọ Giữa Các Nước

Sự Khác Biệt Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ đặc biệt trong lòng mỗi người, thế nhưng giữa các nước cụ thể là Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt rõ rệt.

  • Tập tục thờ cúng Tết Đoan Ngọ:

Đối với Việt Nam để dâng lên gia tiên, thần linh mỗi gia đình thường chuẩn bị bánh tro, trái cây chua, chát, ngọt và một số phẩm vật khác theo từng vùng miền. Thế nhưng, đối với người Hoa người dân sử dụng bánh bá tráng, rượu, thịt heo quay trong ngày lễ. Các vùng miền tại Trung Quốc thường làm mâm cúng khá đơn giản bánh trái và một chút hoa quả, một số nơi cũng đã bỏ tập tục này.

  • Hoạt động trong ngày lễ diệt sâu bọ:

Đối với Việt Nam trong ngày lễ diệt sâu bọ người dân tổ chức các hoạt động như: 

  • Khảo cây ăn trái trong vườn, cây trước cổng, cây ít ra quả hoặc những cây sâu bệnh. 
  • Hái lá thuốc, người Việt ta quan niệm rằng những củ, cánh hoặc lá vào ngày 5/5 lúc 12 giờ đều là những vị thuốc tốt, công dụng tốt và có thể chữa được nhiều bệnh. Các loại lá được chọn là ngải cứu, kinh giới, cam thảo, đinh lăng…
  • Diệt sâu bọ, trong dân gian con người luôn có nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng nằm trong cơ thể chỉ đến ngày 5/5 âm lịch với lộ diện. Vì thế nhân cơ hội này để diệt trừ chúng giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Bên cạnh cơm rượu nếp thì trái cây vị chua, chát được sử dụng nhiều.
  • Tắm lá mùi, trong ngày lễ diệt sâu bọ nhiều vùng miền đun nước lá mùi để tắm nhằm mục đích trừ độc. Quan niệm dân gian cho rằng lá mùi ngày 5/5 sẽ giúp chúng ta không trúng gió, cảm mão, cơ thể dịu mát và khỏe mạnh.

Đối với đất nước Trung quốc:

  • Ăn bánh bá trạng, tương tự văn hóa Việt Nam dân dân Trung Quốc lựa chọn bánh bá trạng trong ngày lễ thờ cúng. Một phần vì văn hóa truyền thống và một phần để tưởng nhớ thi sĩ Khuất Nguyên trong thời Chiến Quốc hi sinh thân mình để thể hiện lòng ngay chính.
  • Uống rượu hùng hoàng, người dân Việt ăn cơm rượu nếp thì đối với Trung Quốc lại chọn uống rượu hùng hoàng. Được biết, đây là loại rượu lên men từ lúa mạch và bột nghiền làm từ cây hùng hoàng. Ngoài uống rượu người Hoa còn dùng rượu để bôi lên trán, tay, chân và mũi cho trẻ nhỏ nhằm mục đích trừ tà.
  • Đua thuyền rồng, đây là nét đẹp văn hóa tại đất nước Trung Hoa. Tương truyền khi thi sĩ Khuất Nguyên gieo mình xuống sông nhiều người dân tổ chức chèo thuyền cứu ông nhưng không được. Kể từ ngày đó nhân dân tổ chức lễ đua thuyền ngày 5/5 âm lịch để ghi nhớ lại sự kiện này.

Phong Tục Trong Lễ Tết Đoan Ngọ

Trải qua sự thay đổi của thời cuộc, tết Đoan Ngọ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí và trở thành ngày đặc biệt đối với mỗi người dân. Ở nước ta ngày 5/5 âm lịch được coi trọng và xếp thứ 2 sau ngày tết Nguyên Đán. Vì thế, trong ngày này có nhiều phong tục được lưu truyền và trở thành một phần không thể nào thiếu.

Hoạt Động Văn Hóa

Hoạt Động Văn Hóa

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong nền văn hóa các nước phương Đông và có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt văn hóa. Vào ngày 5/5 người dân thường tổ chức cúng gia tiên và cúng ngoài trời lúc 11 giờ đến 12 giờ, thời gian tốt nhất là 12 giờ trưa. Tại một số nước tại phương Đông họ tổ chức các buổi lễ đua thuyền, chúc tết.

Vào buổi sáng Đoan Ngọ người ta thường ăn bánh tro, chè, trái cây và rượu nếp để diệt sâu bọ và bệnh tật bên trong cơ thể. Thường người dân ăn rượu nếp ngay sau khi thức dậy buổi sáng. Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ, nhiều địa phương chọn đúng giờ Ngọ để đi tắm biển.

Tập Tục Ăn Uống Trong Tết Đoan Ngọ

Bánh tro đã trở thành phẩm vật truyền thống trong ngày lễ Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và miền Nam nước ta. Bánh tro có nhiều tên gọi như bánh ú, bánh giò, bánh âm. Người ta làm bánh từ gạo đã ngâm với nước tro và đốt nấu bằng củi là các cành cây khô hoặc rơm.

Ở miền Bắc và miền Trung ngày 5/5 các gia đình thường làm các món ăn từ Vịt, đặc biệt là món canh vịt. Thế nhưng, tùy vào sở thích và vùng miền vịt được chế biến thành các món như luộc, nướng, nấu chao…

Cơm rượu cũng là món ăn truyền thống được nhiều người dân yêu thích trong ngày tết Đoan Ngọ. Uống nước rượu hay ăn rượu nếp để giúp giết sâu bọ và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó chè hạt sen cũng nằm trong danh sách phẩm vật trong ngày tết Đoan Ngọ. Chè được nấu cùng bột sắn dây có tác dụng giải nhiệt cơ thể. Ngoài các món ăn trên hoa quả có vị chua, ngọt không thể thiếu trong mỗi mâm cúng, đó là mận, chuối, dứa, dưa hấu.

>> Xem thêm: Ngày diệt sâu bọ nên ăn những gì

Lời Kết

Vừa rồi là bài chia sẻ chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa và các phong tục trong ngày tết Đoan Ngọ. Mong rằng những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nét văn hóa, truyền thống của Việt Nam cũng như các nước phương Đông.

Đừng quên để lại lời nhắn tại form tư vấn bên cạnh để được hỗ trợ miễn phí về thủ tục cúng tết Đoan Ngọ đầy đủ nhất từ chuyên gia ngay nhé!

 

Exit mobile version