Năm Tân Sửu sắp tới chắc hẳn sẽ có khá nhiều người quan tâm đến phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền 2021, vậy những phong tục đó là gì và có ý nghĩa ra sao?
Hôm nay hãy cùng Phong Thủy Phùng Gia tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Ý Nghĩa Của Phong Tục Trong Ngày Tết Nguyên Đán Cổ Truyền
Trong thời gian Tết Nguyên Đán mỗi năm là thời điểm mọi gia đình sum họp sau một năm vất vả với nhiều bề bộn, cùng nhau quây quần thăm hỏi họ hàng, người thân để cầu mong sang một năm mới gặp được nhiều điều may mắn, bình an.
Chính vì vậy mà các nét phong tục trong văn hóa Tết của người Việt cổ truyền mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về giá trị tình thân, nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn”.
Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết thêm ngay dưới đây!
Các Phong Tục Trong Ngày Tết Nguyên Đán Cổ Truyền
Các phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền không chỉ là những hoạt động mang ý nghĩa tượng trưng đơn thuần trong ngày xuân đầu năm mà còn là yếu tố gắn kết mọi người với nhau.
Tống Cựu Nghinh Tân
Đây là một phong tục không thể tách rời vào dịp cuối năm chính là thủ tục quét dọn nhà cửa, thu xếp đồ gọn gàng và mua sắm các vật dụng cần thiết cho ngày Tết. Hay như trước đến nay người lớn trong nhà luôn dặn dò con cháu trong thời điểm này tránh việc cãi cọ, xung đột lẫn nhau để hạn chế việc rước lấy điềm không lành từ năm cũ sang năm mới. Bởi nếu có cãi nhau cũng khuyến khích việc bỏ qua để sang thời khắc chuyển giao năm mới có thể chúc nhau những điều gì tốt đẹp nhất.
Cúng Ông Công Ông Táo
Cúng ông Công ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm gia chủ tiễn hai vị cưỡi cá chép về Thiên Đình báo cáo mọi việc của gia đạo đó trong một năm qua.
Trong ngày này, mỗi nhà thường mua cá chép vàng cùng vàng mã, ngựa thần linh để cung tiễn hai vị thần Linh ông Công và ông Táo về trời.
Tạ Mộ Ông Bà Tổ Tiên
Cũng từ thời điểm ngày 23 tháng Chạp đến trước 30 Tết con cháu trong gia đình sẽ ra mộ quét dọn lại mồ mả, thay nước cắm hoa, thắp nhang cúng dường mời các chân linh trong dòng họ về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Đây cũng là một phong tục tập quán trong văn hóa cổ truyền của người Việt về ơn nghĩa đạo hiếu và tỏ lòng thành kính với đấng sinh thành và kể cả với người đã khuất.
Gói Bánh Chưng Bánh Tét
Truyền thống gói bánh chưng, bánh tét có từ đời các Vua Hùng và cho đến giờ đây cũng là nét văn hóa không thể thay thế. Thông thường công việc gói bánh chưng sẽ được tiến hành bởi tất cả mọi người trong gia đình, cùng nhau quây quần trên chiếc chiếu đan, người lau lá, người bó khuôn, người lau bánh trong khoảng từ ngày 27 Tết đến trước đêm 30 Tết.
Mua Hoa Ngày Tết
Mua hoa ngày Tết hay còn gọi là chơi hoa vì trong ngày xuân mọi người đều quan niệm rằng nếu trưng hoa trong nhà chính là biểu tượng cho may mắn và sung túc.
Tại miền Bắc thường chọn đào hoặc quất đặt trang trí trong nhà hoặc đặt trên ban thờ những cành đào nhỏ để trong năm mới nhận được nhiều tài lộc. Còn đối với miền Nam thường sử dụng cây mai vàng vì người dân trong đó cho rằng mai chính là đại diện cho sự giàu sang, phú quý với gia đình nào sở hữu.
Chuẩn Bị Mâm Ngũ Quả
Chuẩn bị mâm ngũ quả trên ban thờ gia tiên là thủ tục không thể thiếu tuy nhiên phụ thuộc vào từng khu vực địa phương mà sẽ có những loại quả khác nhau trên mâm thờ.
Xem thêm : mâm ngũ quả ban thờ thần tài
Dựng Cây Nêu
Cây nêu thường được dựng trong khoảng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết mùng 7 Tết âm lịch, ý nghĩa tương truyền rằng nếu dựng cây nêu trong đầu năm mới sẽ xua đuổi tà mà, hay điềm xui để gia đạo yên ổn đón năm mới.
Các cây nêu thông thường cao khoảng 5 mét, trên ngọn nêu luôn được treo thêm những mảnh giấy vàng, bạch hoặc bùa trừ tà như một cách thức trở thành phương tiện soi sáng đường giúp chân linh dòng họ tìm được đường về nhà trong dịp Tết đến.
Đi Chợ Tết
Tưởng rằng đi chợ chỉ là hoạt động trong những chuỗi ngày rất bình thường của năm, tuy nhiên trong những phiên chợ Tết cuối năm lại đặc biệt tấp nập và có nhiều niềm vui hơn hẳn.
Chợ Tết đúng nghĩa thường được tổ chức ở các bãi đất lớn và buôn bán đủ thủ cần thiết dành riêng cho dịp Tết của mỗi nhà, cho đến nay chợ Tết được biến tấu thành nhiều kiểu chợ xuân hay họp chợ trong khu trung tâm thành phố cũng nhận được quan tâm của rất nhiều người.
Đón Giao Thừa
Lễ cúng giao thừa thường được chuẩn bị thành hai mâm cúng: trong nhà – cúng gia tiên và cúng ngoài trời – cung nghênh Thái Tuế. Giao thừa cũng là một thủ tục trong nghi thức nghi lễ quan trọng kết thúc năm cũ và mở ra một năm mới với nhiều hy vọng về sự chuyển mình của bản thân, hay như đón nhận được nhiều vận may, tài lộc hơn.
Xông Đất Đầu Năm
Trong quan niệm của người Việt, nếu khi trong thời khắc chuyển sang năm mới có người hợp tuổi với gia chủ đến chúc Tết cho cả gia đình thì năm đó cả gia đạo ấy đều sẽ được như nguyện, hay như bắt đầu một năm mới thuận lợi.
Hái Lộc
Phong tục cổ truyền hái lộc vào sáng mùng 1 đầu năm với ý nghĩa cầu may hay rước lộc vào nhà, vì mầm lộc đầu tiên của năm mới đều được quan niệm mang trong mình yếu tố sung túc, đầy đủ.
Mừng Tuổi
Mừng tuổi hay chúc Tết giữa ông bà, bố con, con cháu hay bạn bè là một phong tục đẹp để trao nhau vận may cùng với những lời chúc phúc trong năm mới.
Đi Chùa Cầu May
Bắt đầu từ đêm 30 Tết đến hết tháng Giêng, phong tục đi chùa bình an, tài lộc, may mắn đặc biệt đông đúc và tấp nập.
Xin Chữ Đầu Năm
Trong những ngày du xuân đầu năm của nhiều gia đình thường còn có một phong tục gắn liền với văn hóa giáo dục sâu sắc của nhiều bậc phụ huynh là xin chữ đầu năm.
Phong tục xin chữ Hán tự hoặc Việt ngữ trong danh sách các chữ khoa bảng về treo tường cho các em nhỏ trong nhà như một nét truyền thống tốt đẹp mà rất nhiều người vẫn luôn trân trọng và giữ gìn.
Lời Kết
Các phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền đã tồn tại từ rất lâu và trở thành các hoạt động không thể thiếu trong văn hóa của người dân Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp tới quý bạn đọc các thông tin kiến thức hữu ích, để có thêm những tư vấn khác vui lòng liên hệ hotline 0858.111.999 để được hỗ trợ ngay nhé!