HomePhong thủyGiải Đáp Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu Mới Đúng

Giải Đáp Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu Mới Đúng

Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu Mới Thực Sự Chuẩn Mang Lại Tài Lộc

Vào thời điểm cận cuối năm, Phong Thủy Phùng Gia nhận được một số yêu cầu giải đáp của các quý gia chủ thập phương về thủ tục cúng ông Công ông Táo ở đâu chuẩn phong thủy thờ cúng tâm linh để mang lại tài lộc.

Nhận thấy sự cấp thiết của yêu cầu này cũng như đáp ứng cung cấp các thông tin hữu ích về việc chuẩn bị cúng Táo Quân năm 2022 được đầy đủ và chuẩn chỉ, bạn đọc hãy cùng theo dõi thêm nội dung ngay dưới đây nhé!

Sự Tích Ông Công Ông Táo

Sự Tích Ông Công Ông Táo
Sự Tích Ông Công Ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo vốn là câu chuyện tín ngưỡng được truyền lại trong dân gian về nguồn gốc của ba vị chủ Táo lần lượt là: Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, hay còn được gọi là sự tích về “2 ông 1 bà”.

Tuy nhiên mọi người cho đến nay vẫn thường gọi ngắn gọn là thờ Táo Quân, ông Công ông Táo hoặc cúng ông Táo.

Theo tích cũ kể lại trước kia có người phụ nữ tên Thị Nhi có cuộc sống mặn nồng son sắt với người chồng tên Trọng Cao nhưng do không có con nên cuộc sống của đôi vợ chồng dần trở nên xa cách. Bởi vậy trong một lần xô xát Trọng Cao đã xua đuổi người vợ của mình là Thị Nhi đi, nàng đành bỏ nhà lang thang xứ khác và gặp được một người đàn ông tên Phạm Lang.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Chia Sẻ Về Bài Cúng Rằm Tháng 7 Cho Người Mới Mất Chuẩn Nhất

Hai người nhanh chóng kết đôi vợ chồng còn đối với Trọng Cao cảm thấy bản thân nóng giận mà cư xử không phải với người vợ kết tóc với mình bao nhiêu năm nên vô cùng day dứt, Trọng Cao liền lên đường đi tìm kiếm vợ.

Qua một thời gian lang thang tìm kiếm Trọng Cao hết tiền, hết gạo trở thành gã ăn mày xin ăn dọc đường nên đã vô tình tìm đến cửa nhà của Thị Nhi xin ăn, vô tình lúc đó Phạm Lang vắng nhà. Chứng kiến người chồng năm xưa rơi vào cảnh khốn đốn, Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà ăn bữa cơm nhưng không may Phạm Lang trở về, Thị Nhi gấp gáp bảo Trọng Cao giấu dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may Phạm Lang đêm hôm đó nổi lửa đốt rạ để dùng tro bón ruộng lúa, Thị Nhi thấy vậy liền nhảy vào đống lửa để cứu Trọng Cao, thấy vợ mình lao vào lửa đang cháy rực cũng liền lao vào theo. Sau cùng cả ba người đều chết trong đám cháy.

Chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã phong cho ba người lần lượt trở thành Thần Bếp, Thần Nhà và Thần Đất quan quản trông coi sự vụ trong gia đình, định đoạt phước đức của gia đạo dưới trần gian.

Phong Tục Cúng Ông Công Ông Táo Cần Lưu Ý

Phong Tục Cúng Ông Công Ông Táo Cần Lưu Ý
Phong Tục Cúng Ông Công Ông Táo Cần Lưu Ý

Từ xưa khi thực hiện cúng ông Công ông Táo, mâm cúng được gia chủ đặt trong bếp nơi có bàn thờ Táo Quân. Nhưng đối với gia đình không thờ Táo Quân một bàn thờ riêng thì cần lưu ý điều gì khi chuẩn bị mâm cúng và thủ tục được diễn ra ở đâu?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Hướng Dẫn Quy Trình Cách Cúng Động Thổ Chính Xác Năm 2021

Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu

Như đã nói ở trên, ba vị Táo Quân quản lý đất đai, bếp núc cũng như ghi chép tất cả những công đức của gia chủ, không những vậy Giám đốc tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch – ông Vũ Gia Hiền đã từng nghiên cứu về phong tục thờ cúng ông Táo và cho rằng khi làm lễ nên để hai mâm cúng mới chính xác.

Một mâm cúng để tại bếp và một mâm cúng tại bàn thờ gia tiên. Bởi lẽ vốn dĩ nơi các vị Táo làm việc là không gian dưới bếp nên được thờ cúng đúng nơi, đồng thời mỗi khóa cúng cũng phải thông cáo với các Thần Linh bản địa và gia tiên dòng họ để giữ trọn đạo thờ giúp gia đình luôn thuận hòa, sung túc.

Song song với quan điểm đó, Giám đốc tại Trung tâm Lý học Đông phương – ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng các gia đình thờ cúng ông táo thường nhầm lẫn rằng họ chỉ đang làm lễ cúng 1 vị thần nhưng thực tế là 3 vị thần khác nhau.

Bởi vậy theo đó ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng nên cúng ông Táo dưới bếp và ông Công cúng trên bàn thờ gia tiên chính của gia đình mới chính xác.

Do 23 tháng Chạp là thời điểm cuối năm, cận Tết và năm mới nên cũng được coi ngày cúng Táo Quân là cúng gia tiên mở đầu cho hàng loạt các nghi thức nghi lễ kéo dài đến Rằm tháng Giêng nên theo chia sẻ của một số ngôi chùa lớn tại miền Bắc, gia chủ có thể làm lễ cúng ông Táo trên bàn thờ gia tiên là hoàn toàn hợp lý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Tổng Hợp Thông Tin Về Thủ Tục Cúng Xe Rằm Tháng 7  

Có Nên Cúng Ông Công Ông Táo Ở Cơ Quan Không

Đối với thắc mắc này, Phong Thủy Phùng Gia nhận thấy có hai luồng quan điểm. Có gia chủ cho rằng Táo Quân là các vị Thần cai quản sự vụ trong nhà, đặc biệt là cai quản bếp núc nên đối với cơ quan hành chính làm việc không có bếp liệu có thực sự làm lễ cúng được không?

Tuy nhiên theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy, vốn dĩ chuyện thờ cúng xuất phát từ tâm nguyện của mỗi người. Trong đó Táo Quân là ba vị chủ sự về Bếp, Đất và Nhà nên hoàn toàn có thể làm thủ tục cúng ông Công ông Táo tại cơ quan.

Đặc biệt với cơ quan có tổ chức nhà ăn chung hoặc không gian sinh hoạt tập thể có thể sử dụng để làm lễ cúng.

Những Kiêng Kỵ Khi Chọn Nơi Cúng Ông Công Ông Táo

Những Kiêng Kỵ Khi Chọn Nơi Cúng Ông Công Ông Táo
Những Kiêng Kỵ Khi Chọn Nơi Cúng Ông Công Ông Táo

Ngoài việc linh động nơi cúng ông Công ông Táo như nội dung chia sẻ ở trên, Phong Thủy Phùng Gia xin được lưu ý một số những kiêng kỵ cần tránh như sau:

  • Nơi làm lễ cúng ông Công ông Táo luôn thoáng và sạch sẽ
  • Không nên làm lễ cúng ở nơi có nhiều người đi lại
  • Tránh mâm cúng hướng nhìn vào nhà vệ sinh hoặc bể thoát nước

Hy vọng những chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc nên cúng ông Công ông Táo ở đâu. Đừng quên để lại lời nhắn tại form đăng ký bên cạnh để được chuyên gia tham vấn miễn phí về bất kỳ thắc mắc nào nhé!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài Viết Liên Quan

Mục lục