HomePhong thủyTỉa Chân Nhang Ngày Nào Tốt Nhất Năm 2021

Tỉa Chân Nhang Ngày Nào Tốt Nhất Năm 2021

Tỉa Chân Nhang Ngày Nào Tốt Nhất 2021
Tỉa Chân Nhang Ngày Nào Tốt Nhất 2021

Một trong các nghi thức trọng yếu, không thể thiếu với bất cứ gia chủ nào, đó là việc tiến hành tịnh sái, rút tỉa chân hương bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, tỉa chân nhang ngày nào tốt nhất lại là điều băn khoăn của không ít gia chủ.

Nội dung bài viết dưới đây, Phong Thủy Phùng Gia sẽ cùng các bạn giải đáp câu hỏi trên nhé!

Tỉa Chân Nhang Là Gì?

Tỉa Chân Nhang Là Gì
Tỉa Chân Nhang Là Gì

Theo quan niệm dân gian, “Tỉa chân hương” (hay “Rút chân hương”,  “Tỉa chân nhang”) là nghi thức không thể thiếu của các gia đình duy trì tập tục thờ cúng Gia tiên. Thông thường, tỉa chân hương đa phần được các gia chủ thực hiện vào 23 tháng Chạp (hay ngày Rằm các tháng trong năm, song ít hơn), trong một loạt các nghi thức chuẩn bị cho năm mới.

Mục đích của việc tỉa chân hương không chỉ giúp tịnh sái ban thờ, ban thờ nhờ đó thêm gọn gàng, sạch đẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu xa mà người sống mong gửi gắm tới Chư vị Thần linh và Tiên tổ.

Mục Đích Của Nghi Thức Tỉa Chân Nhang

Mục Đích Của Nghi Thức Tỉa Chân Nhang
Mục Đích Của Nghi Thức Tỉa Chân Nhang

Ban thờ là không gian tâm linh trọng yếu, được xem là “cầu nối tâm linh” mà mọi gia chủ hướng về Chư vị Thần linh, Tiên Tổ nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn, gắn liền với quan niệm “Âm phù, Dương trợ”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Giải Đáp Từ A – Z Phong Thủy Bàn Ghế Phòng Khách Theo Chia Sẻ Của Chuyên Gia

Do được lên hương trong nhiều dịp (Lễ tết, ngày Sóc, ngày Vọng, ngày giỗ…), trong một thời gian dài và liên tục, nên lượng chân hương sẽ mau chóng đầy so với kích cỡ bát hương. Do đó, việc tỉa bớt chân nhang là việc không thể thiếu.

Cạnh đó, việc tỉa chân hương bàn thờ Gia tiên không những đưa lại sự thuận tiện cho việc thờ cúng, mà còn là sự thể hiện trực tiếp nhất cho lòng thành của gia chủ hướng tới Chư vị Thần linh và Chư vị Tiên Tổ.

Có Phải Khi Nào Tỉa Chân Nhang Cũng Hợp Lẽ?

Có Phải Khi Nào Tỉa Chân Nhang Cũng Hợp Lẽ
Có Phải Khi Nào Tỉa Chân Nhang Cũng Hợp Lẽ

Tỉa chân nhang ngày nào tốt nhất ?” Đây là câu hỏi cần xét ở cả mặt lý luận và quan niệm dân gian.

Xét theo quan niệm Âm Dương truyền thống, ban thờ là không gian thờ tự (thuộc Âm) nên luôn cần sự an yên, tĩnh tại, hết sức tránh ánh sáng thái quá hay yếu tố “động” lấn át (ánh sáng quá mức và “động” đều thuộc về Dương, tương phản với Âm).

Không phải ngẫu nhiên mà một trong các kiêng kỵ lớn nhất với ban thờ, đặc biệt với bát nhang là “bị động”, đế cập kênh hay xiên lệch bát hương. Do đó, tỉa chân nhang và bao sái ban thờ không thể xem là việc tùy tiện, mà cần hết sức cẩn trọng để lựa chọn thời điểm phù hợp mới được xem là thuận lẽ.

Tỉa chân nhang đúng nghi thức và đúng cách không chỉ nâng cao thẩm mỹ không gian tâm linh (thêm sạch, đẹp), giúp việc thờ cúng thêm thuận tiện mà hơn hết, còn thể hiện cho sự trân trọng, kính cẩn mà người sống dành cho Chư vị Thần linh và Chư vị Tiên tổ nhà mình.

Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên?

Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên
Thời Điểm Tối Ưu Nhất Cho Việc Tỉa Chân Hương Bàn Thờ Gia Tiên

Thông thường, việc tỉa chân hương bàn thờ Gia Tiên được phần lớn các gia chủ tiến hành vào dịp 23 tháng Chạp, sau lễ cúng Ông Công, Ông Táo. Đây là thời điểm chuẩn bị khép lại năm cũ và cận kề năm mới với nhiều nghi thức tâm linh rất phong phú.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Thủ Tục Chuyển Ban Thần Tài Về Nhà Mới Có Những Gì 2021

Câu hỏi khác được đặt ra mà Phong Thủy Phùng Gia tin rằng cũng nhận được không ít sự quan tâm, đó là: Ngoài dịp 23 tháng Chạp, có thể tỉa chân nhang dịp nào khác nữa không?

Với những gia đình việc lên hương ở ban thờ Gia tiên diễn ra không thật thường xuyên, thì thời điểm tỉa chân hương vào dịp 23 tháng Chạp mỗi năm có thể lý giải. Song, thực tế, có không ít gia chủ là trưởng họ hay con trưởng, phải đảm đương và thực hiện nhiều nghi thức tâm linh khác nhau, nếu chỉ rút chân nhang một lần trong năm , bát hương sẽ rất đầy.

Do đó, tùy vào tình hình thực tế, khi bát hương quá đầy, các bạn có thể thực hiện nghi thức tỉa chân nhang bàn thờ vào ngày Rằm của tháng. Chỉ cần thực hiện đúng và đủ các bước, ta có thể an tâm để tiến hành nghi thức tỉa chân nhang theo dự định. 

Đến đây, hẳn nhiều độc giả đã tìm được cho mình câu trả lời xoay quanh câu nghi vấn: Tỉa chân nhang ngày nào tốt nhất ? Các bạn cùng dõi theo các nội dung dưới đây, cũng liên quan mật thiết với nghi thức này nhé!

Xem thêm :

  • tỉa bát nhang ban thờ thần tài
  • tỉa chân hương bàn thờ gia tiên

Cách Thức Tỉa Chân Nhang Tối Ưu

Cách Thức Tỉa Chân Nhang Tối Ưu
Cách Thức Tỉa Chân Nhang Tối Ưu

Xoay quanh các vật phẩm cần chuẩn bị, lựa người cho nghi thức tỉa chân nhang cùng các bước thực hiện, Phong Thủy Phùng Gia chúng tôi đã có bài chi tiết liên quan, các bạn có thể nhấn vào liên kết sau để có thêm thông tin chi tiết và hữu ích.

Các Chú Ý Với Nghi Thức Tỉa Chân Nhang

Các Chú Ý Với Nghi Thức Tỉa Chân Nhang
Các Chú Ý Với Nghi Thức Tỉa Chân Nhang
  • Phải giữ cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh bàn thờ và tỉa chân nhang.
  • Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác. 
  • Với gia chủ thờ Phật, cần thực hiện tịnh sái ban thờ Phật trước xong mới đến đồ thờ gia tiên và thần linh. 
  • Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.
  • Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu gừng (hoặc nước ngũ vị, nước bưởi…) cho việc tịnh hóa ban thờ.
  • Trường hợp chân nhang, tro của bát hương quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt một phần chân hương và tro đi. Theo quan niệm, tro được xem là tài lộc của gia chủ, do đó, gia chủ chỉ nên tránh, không đổ tro đi quá nhiều. 
  • Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang, cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng. Bộ ngũ sự và các đồ để cúng khác cần đặt cẩn thận, tránh làm sứt mẻ đồ cúng.
  • Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay cập kênh. 
  • Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị ô-xy hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
  • Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Thần linh và các vị Tiên tổ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Lý Giải Việc Sử Dụng 3 Hũ Trên Bàn Thờ Gia Tiên

Lời Kết

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ lý giải được tỉa chân nhang ngày nào tốt nhất để lựa thời điểm cho phù hợp, mà còn thêm lý giải về một nét tâm linh trong truyền thống văn hóa của dân tộc. 

Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài Viết Liên Quan

Mục lục