Cách Cúng Ông Táo Ở Miền Nam Đầy Đủ Được Lộc
Phong tục thờ cúng Táo Quân là bản sắc dân tộc vô cùng thiêng liêng và lâu đời, tuy nhiên theo từng vùng miền trên đất nước Việt Nam liệu có sự khác biệt trong cách thờ hay không? Cách cúng ông Táo ở miền Nam không ngoại lệ luôn là chủ đề được không ít gia chủ quan tâm mỗi thời điểm cuối năm.
Đối với văn hóa các vùng miền như vậy liệu việc làm thủ tục cúng ông Công ông Táo có sự khác biệt về tập quán hay văn hóa thờ cúng của mỗi người dân địa phương hay không?
Dưới đây, Phong Thủy Phùng Gia sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những thông tin cơ bản đầy đủ nhất về cách cúng ông Táo miền Nam sao để thụ lộc hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Miền Nam Cúng Ông Táo Vào Ngày Nào
Người miền Nam thường tổ chức lễ cúng ông Táo vào 2 dịp trong năm, khá khác biệt so với người miền Bắc chỉ tổ chức 1 lần duy nhất vào cuối năm. Đối với trong Nam, lễ cúng Táo Quân được chia thành 2 đợt: lễ cúng đưa tiễn ba vị chủ Táo (Thần Đất – Thần Nhà – Thần Bếp) về trời vào ngày 23 tháng Chạp và lễ cúng Táo Quân hàng năm vào ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch.
- Lễ tiễn Táo Quân ngày 23 tháng Chạp về trời: hầu hết mọi người trên cả nước thường tổ chức lễ vào ngày này là phổ biến và đây là dịp lễ quan trọng trong một năm. Với văn hóa thờ cúng tâm linh, nhớ ơn nguồn cội của người Việt, lễ cúng ông Táo chính là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của hàng loạt dịp lễ đặc biệt quan trọng khác.Ngoài tên gọi lê tiến Táo Quân, người dân hiện nay thường gọi vắn tắt là cúng ông Táo
- Lễ đón ông Táo về nhà vào ngày mùng 7 tháng Giêng: sau khi ông Táo về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng Đế chuyện dưới trần gian từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp. Nên vào thời điểm mùng 7 hàng năm, người miền Nam làm một thủ tục cúng mời ba vị Táo Quân ngự giá xuống trần, về nhà của mình để cai quản sự vụ trong năm mới
Giờ Đại Cát Nên Cúng Ông Táo Ở Miền Nam
Đối với một ngày lễ quan trọng như cúng ông Táo, các gia đình trong miền Nam rất quan tâm về thời điểm cát lành nên thực hiện làm thủ tục sao cho các mong cầu được linh nghiệm, không khí hài hòa và ấm áp.
Theo phong tục thờ cúng truyền thống trong ngày lễ ông Táo của người miền Nam sẽ thực hiện vào buổi tối của ngày 23 tháng Chạp lịch Âm, cụ thể về thời gian được tiến hành vào khoảng 20 giờ đến 23 giờ (hoàn tất thủ tục trước 12 giờ đêm).
Lý giải cho sự khác biệt về giờ cúng so với miền Bắc được cho rằng vào khoảng thời gian từ sau 20 giờ là lúc gia đình đã hoàn tất bữa cơm tối và ba vị Táo Quân trong nhà không còn bận rộn trông coi và quản lý bếp núc nên đó là thời điểm thích hợp để các gia đình trong Nam làm thủ tục tiễn đưa ông Táo về trời.
Tương tự với ngày 23 tháng Chạp, cho tới ngày mùng 7 tháng Giêng khi gia chủ làm thủ tục đón ông Táo về nhà cũng được người miền Nam thực hiện làm lễ cúng trong khung giờ như trên.
Cách Cúng Ông Táo Ở Miền Nam Xin Lộc Linh Nghiệm
Nhìn chung dù ở miền Bắc hay miền Nam, ý nghĩa của thờ cúng ông Táo cũng không hề thay đổi, tuy nhiên các quan điểm về cách cúng có sự khác biệt trong văn hóa vùng miền.
Đầu tiên với quan niệm cúng ông Táo ở miền Nam sẽ thực hiện thờ cúng ngay trong bếp khác với người miền Bắc sẽ làm thủ tục cúng trên bàn thờ gia tiên. Vậy giữa các ý nghĩa truyền thống và thủ tục cúng tâm linh đối với lễ ông Táo ở miền Nam nên tiến hành và chuẩn bị như thế nào mới có thể xin lộc linh nghiệm cũng như phù hợp với văn hóa sống của người dân vùng trong.
Lễ Vật Cúng Ông Táo Ở Miền Nam
Thông thường vào ngày ông Táo trong truyền thống tín ngưỡng của người Việt thường gắn liền với hình ảnh các vị Táo Quân cưỡi cá chép về trời bẩm tấu với Ngọc Hoàng. Tuy nhiên do sự đa dạng về văn hóa và sự phát triển lâu đời của lịch sử dân tộc Việt nên trong thủ tục cúng Táo Quân ở miền Nam có chút khác biệt khá thú vị so với miền Bắc và miền Trung.
Sự khác biệt rõ ràng nhất có thể thấy chính là linh vật đưa ba vị Táo Quân về trời ở miền Nam được thay thế từ cá chép vàng thành “cò bay, ngựa chạy” được làm bằng giấy, sử dụng hóa cùng vàng mã cúng trong lúc làm lễ thay vì thả phóng sinh cá chép về môi trường nước.
Mâm Lễ Cúng Ông Táo Ở Miền Nam Gồm Những Gì
Đối với lễ vật ngọt chính cần chuẩn bị đối với thủ tục cúng ông Táo ở miền Nam cần có:
- Đĩa đậu phộng
- Kẹo thèo lèo hay còn được gọi là kẹo vừng đen ép thành khuôn
- Xôi chè hoặc mâm trái cây
- Ấm trà sen
- Xôi gấc
- Một quả bưởi xanh
Lễ vật mâm mặn trong miền Nam cũng có một số món thường được chuẩn bị như sau:
- Đĩa giò cắt khoanh tròn
- Đĩa xào thập cẩm
- Canh măng hầm hoặc một bát canh mọc
Lễ vật cúng ông Táo:
- Đĩa gạo, muối
- Ba chén rượu trắng
- Lá trầu và một quả cau xanh
- Lọ hoa tươi
- Một bộ “cò bay, ngựa chạy” được cắt bằng giấy có đầy đủ cương và yên
Mâm Cúng Ông Táo Ở Miền Nam Đặt Ở Đâu
Trước nhịp sống nhanh và phát triển không ngừng khiến không ít gia đình loay hoay trước những thủ tục và cách thức tổ chức tuần tự của buổi lễ cũng như tìm cách bố trí mâm cúng ông Táo sao cho đúng cách, đặc biệt đối với miền Nam liệu có sự khác biệt nào không?
Thông thường mâm cúng ông Táo thường được đặt trên bàn thờ gia tiên tuy nhiên ở miền Nam để bày tỏ rõ lòng thành kính của các thành viên, gia đình sẽ tập trung làm lễ tiễn đưa ông Táo về trời và lễ rước ông Táo về nhà tại không gian bếp của nhà mình.
Tại không gian bếp của nhiều gia đình trong Nam thường bố trí áng thờ kết hợp với tủ bếp nên gia chủ có thể đặt mâm cúng lễ song song với áng thờ. Ngoài ra tránh để mâm cúng lễ ở nơi thấp quá so với áng thờ.
Trong trường hợp gia đình không sử dụng áng thờ Táo Quân trong bếp, gia chủ có thể đặt mâm cúng lễ ông Táo trên bệ bếp sạch sẽ và tiến hành làm lễ như bình thường!
Tục Lệ Khi Cúng Ông Táo Của Người Dân Miền Nam
Tuy rằng ở miền Nam bộ phận gia đình có hoạt động đi thả cá chép phóng sinh về môi trường nước như miền Bắc không chiếm phần lớn nhưng với mỗi gia đình Việt nói chung, lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ là một dịp lễ quan trọng mà còn đóng vai trò xum vầy gia đình và dành thời gian sum vầy bên nhau cùng nhớ ơn cũng như bày tỏ mong muốn của bản thân với bề trên.
Nhìn chung thủ tục cúng ông Táo ở miền Nam khá đơn giản, mặc dù có sự giao thoa văn hóa vùng miền nên đôi khi tục lệ cúng ông Táo của người dân miền Nam dễ gây hiểu nhầm rằng cần thực hiện khá phức tạp. Tuy nhiên sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những lễ vật như trên, gia chủ cần thắp hương và khấn vái cầu khấn rồi thực hiện đốt cò bay, ngựa dchạy cùng vàng lễ đi cùng là gần như đã hoàn tất buổi lễ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách cúng ông Táo ở miền Nam, hy vọng những kiến thức Phong Thủy Phùng Gia chia sẻ tới bạn có thể thực hiện buổi lễ cúng Táo Quân dễ dàng và không còn lúng túng trước khâu chuẩn bị.
Đừng quên chia sẻ cách thức cúng lễ của bạn và nghe thêm những tham vấn miễn phí khác cùng chuyên gia bằng cách để lại lời nhắn tại form đăng ký bên cạnh nhé!