Google search engine
HomePhong thủyLễ Tạ Mộ Cuối Năm Canh Tý 2020: Cách Lựa Ngày, Sắm...

Lễ Tạ Mộ Cuối Năm Canh Tý 2020: Cách Lựa Ngày, Sắm Lễ Và Văn Khấn Đúng Nghi Thức Nhất

Lễ Tạ Mộ Cuối Năm Canh Tý 2020: Cách Lựa Ngày, Sắm Lễ Và Văn Khấn Đúng Nghi Thức Nhất
Lễ Tạ Mộ Cuối Năm Canh Tý 2020: Cách Lựa Ngày, Sắm Lễ Và Văn Khấn Đúng Nghi Thức Nhất

Truyền thống dân tộc ta nhấn mạnh “Uống nước nhớ nguồn”, thậm chí “Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm”. Điều này giải thích cho các nghi thức tâm linh (trong đó có lễ Tạ mộ cuối năm) luôn được các gia chủ đặc biệt xem trọng.

Tuy nhiên, các bước để tiến hành lễ Tạ mộ cuối năm như chọn ngày, sắm lễ, văn khấn sao cho đúng nghi thức, thuận cả tâm linh và phong thủy vẫn là khía cạnh băn khoăn của không ít độc giả. 

Để lý giải thấu đáo các nội dung liên quan trên, các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết sau đây.

Hiểu Đúng Về Lễ Tạ Mộ

Hiểu Đúng Về Lễ Tạ Mộ
Hiểu Đúng Về Lễ Tạ Mộ

“Lễ Tạ mộ được hiểu ra sao? Nghi thức này có khác với Lễ Tảo mộ không?” là các câu hỏi thường được đặt ra khi bàn về khái niệm của nghi thức này.

Lễ Tạ Mộ Là Gì?

Theo tín ngưỡng truyền thống, vào thời điểm cuối tháng Chạp theo lịch Âm (nhất là từ sau dịp cúng Ông Công – Ông Táo) các gia đình người Việt thường chuẩn bị lễ phẩm, đồ cúng nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân hướng tới Gia Tiên, đi cùng với việc viếng mộ, duy tu Âm phần, thỉnh cầu vong linh Tiền Tổ về đón năm mới.

Lễ Tạ mộ theo đó không chỉ là “cầu nối tâm linh”, thể hiện lòng kính ngưỡng của người trần hướng tới Tổ Tiên đã khuất, mà còn là dịp các gia chủ gửi gắm lòng tri ân tới Chư vị Phật Thánh, Thần linh nơi an vị mộ phần nhằm hướng tới mong nguyện được phù hộ, độ trì cho mọi sự được hanh thông, cát lành.

Cúng Lễ Tạ Mộ Vào Các Dịp Nào?

Theo tín ngưỡng truyền thống của dân tộc ta, lễ Tạ mộ sẽ được tiến hành vào các dịp cụ thể, như:

  • Lễ Tảo mộ (vào dịp tiết Thanh Minh đầu năm);
  • Lễ Tạ mộ khánh thành mới xây xong;
  • Lễ, văn khấn Tạ mộ 3 ngày, lễ Tạ mộ ngày giỗ;
  • Lễ Tạ mộ của dòng tộc hay dòng họ;
  • Lễ Tạ mộ vào rằm Tháng 7 (dịp lễ “Xá tội vong nhân”);
  • Lễ Tạ mộ Tam Đại (hay lễ tạ, cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ);
  • Lễ Tạ mộ kết phát;
  • Lễ Tạ mộ “phát kết thủy (Thủy tụ). Các ngôi mộ kết phát hình thức này được quan niệm sẽ phù trợ cho con cháu, dòng tộc đạt được nhiều may mắn, hỷ tài… 
  • Lễ Tạ mộ kết mối (mối đùn). Theo đó, mộ được hình thành một “lớp keo” kiên cố như xi măng, giúp mộ phần được gia cố và bảo vệ;
  • Lễ Tạ mộ cuối năm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Giải Đáp Phòng Ngủ Đối Diện Bếp Có Nên Không?

Phân Biệt Lễ Tạ Mộ Cuối Năm Và Lễ Tảo Mộ

Bởi lễ Tạ mộ diễn ra vào nhiều dịp như trên, ta cần phân biệt rõ lễ Tạ mộ cuối năm với Lễ Tảo mộ đầu năm (dịp tiết Thanh Minh) . Theo đó, Lễ Tảo mộ đầu năm thường tiến hành vào ngày mùng 3 tháng Ba (Âm lịch). Vào dịp này, người nhà sẽ dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới và thắp nén tâm nhang hướng tới Gia tiên, người thân đã khuất.

Trong khí đó, thời điểm của lễ Tạ mộ cuối năm lại diễn ra vào thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán, các gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật, dâng hương nhằm tri ân, thỉnh mời vong linh Chư vị Thần linh, Tiền Tổ về đón năm mới.

Cả hai nghi thức trên đều nhằm bày tỏ lòng thành kính của các gia chủ, song mục đích, ý nghĩa có những điểm dị biệt và nghi thức tiến hành cũng không giống nhau.

Ngày Tốt Cúng Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Ngày Tốt Cúng Lễ Tạ Mộ Cuối Năm
Ngày Tốt Cúng Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Ngày nào đẹp để tiến hành lễ Tạ mộ cuối năm là điều nhiều gia chủ quan tâm, tuy nhiên, tùy vào phong tục, điều kiện mà mỗi gia chủ có thể linh hoạt cho điều này.

Thông thường, những ngày cuối tháng Chạp theo lịch Âm, từ ngày 20, nhất là từ sau ngày 23 (dịp cúng Ông Công, Ông Táo) đến ngày 30 tháng Chạp (theo Dương lịch sẽ từ ngày 1/2/2021 đến ngày 11/2/2021) sẽ là khoảng thời gian hợp lý nhất để cúng lễ Tạ mộ cuối năm. Lễ cúng có thể tiến hành vào một ngày đẹp độc lập hay kết hợp cùng hướng nguyện tới Chư vị Thần linh, thỉnh mời Gia Tiên – Tiền Tổ về nhà ăn tết.

Dưới đây là tử vi các ngày từ 20 đến 30 tháng Chạp năm Canh Tý, 2020. Các gia chủ có thể linh hoạt vận dụng và lựa ngày phù hợp để tiến hành lễ Tạ mộ dịp cuối năm sao cho thuận lợi và hanh thông.

 

THỨ DƯƠNG LỊCH ÂM LỊCH LỊCH (CAN – CHI) SAO LỤC NHÂM VẬN XẤU KHÁC TỐT – XẤU
Hai 1/2/2021 20 Canh Thìn Tất Đại an Sát chủ Xấu
Ba 2/2/2021 21 Tân Tị Chủy Lưu niên   Bình
3/2/2021 22 Nhâm Ngọ Sâm Tốc hỷ Tam nương Xấu
Năm 4/2/2021 23 Quý Mùi Tỉnh Xích khẩu (Kỵ xây cất mồ mả) Bình
Sáu 5/2/2021 24 Giáp Thân Quỷ Tiểu cát   Bình 
Bảy 6/2/2021 25 Ất Dậu Liễu Không vong   Xấu
Chủ nhật 7/2/2021 26 Bính Tuất Tinh Đại an (Kỵ kết hôn) Bình
Hai 8/2/2021 27 Đinh Hợi Trương Lưu niên Tam nương Xấu
Ba 9/2/2021 28 Mậu Tý Dực Tốc hỷ   Bình
10/2/2021 29 Kỷ Sửu Chẩn Xích khẩu   Tốt
Năm 11/2/2021 30 Canh Dần Giác Tiểu cát (Kỵ xây cất mồ mả) Bình

Cách Sắm Lễ Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Ngày Tốt Cúng Lễ Tạ Mộ Cuối Năm
Ngày Tốt Cúng Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Tùy theo phong tục mỗi địa phương, điều kiện mỗi gia đình mà việc sắm lễ Tạ mộ cuối năm có sự khác biệt nhất định. Điều căn cốt nhất vẫn nằm ở chân Tâm, lòng thành kính mà mỗi gia chủ hướng nguyện tới Chu vị Thần linh, Gia Tiên cùng những người đã khuất.

Các thức hương hoa, đồ chay mặn tiêu biểu có thể đề cập tới, như:

  • Một con gà luộc nguyên con (hay khẩu thịt lợn luộc);
  • Một đĩa lớn xôi trắng;
  • Một đĩa trái cây (tốt nhất là đĩa Ngũ quả hoặc trái cây có số lượng là lẻ, từ 3-5-7 quả);
  • 10 bông hồng đỏ;
  • Rượu;
  • Chè;
  • Thuốc lá;
  • 3 lễ trầu cau (3 lá trầu, 3 quả cau) với cành dài, đẹp;
  • 2 nến cốc màu đỏ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Chia Sẻ Về Bài Cúng Rằm Tháng 7 Cho Người Mới Mất Chuẩn Nhất

Cạnh đó, với đồ mã, các gia chủ cần chuẩn bị trước:

  • 5 con ngựa mã (với 5 màu khác nhau, thể hiện cho Ngũ hành , Ngũ phương);
  • 5 bộ đồ mã (gồm mũ, áo, hia đi kèm với ngựa mã, với cờ lệnh, kiếm và roi ngựa);
  • 1 cây hoa vàng đỏ;
  • Tiền vàng tùy tâm (thường chia ra 4 đĩa/ lễ).

Các Phần Việc Chính Trong Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Các Phần Việc Chính Trong Lễ Tạ Mộ Cuối Năm
Các Phần Việc Chính Trong Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Lễ Tạ mộ cuối năm là một loạt các nghi thức mà các gia chủ hướng về Chư vị Thần Linh cũng như người thân đã khuất. Trong đó, không thể không đề cập việc dọn dẹp sạch sẽ, phong quang khu vực mộ phần, như: 

  • Đắp lại đất cho phần mộ thêm đầy đặn (với mộ đất); rẫy cỏ dại, cây hoang mọc trùm hay xung quanh mộ; rà soát xem có bị chuột, rắn đào hang hay làm tổ không?…
  • Dâng thỉnh lễ Tạ mộ cuối năm ở miếu thần linh và mộ phần người thân của gia chủ. Trường hợp nghĩa trang không có miếu thần linh ta có thể tiến hành làm lễ cúng thần linh ở khoảng đất trống bên cạnh mộ.
  • Bậc cao niên hay trưởng họ, trưởng tộc sẽ chủ trì lễ cúng; các thành viên gia đình cần thực hiện nghi thức với lòng thành tâm, tôn kính và trang nghiêm.
  • Sau khi cúng, gia chủ nên thắp hương lên phần mộ các cụ trong dòng họ nhà mình cũng như những ngôi mộ liền kề xung quanh. Với các nấm mồ vô chủ, ta vẫn phát thiện tâm, thắp nén nhang tưởng nhớ cho ấm cũng, đỡ phần hiu quạnh.

Các gia chủ khi tiến hành lễ Tạ mộ đều cần lưu ý quan sát ngoại quan của Âm trạch. Các dấu hiệu bất thường liên quan đến phần mộ đều cần được kiểm tra kỹ càng, tránh trường hợp mộ “bị động” sẽ tác động vô cùng tiêu cực cả về gia đạo, sức khỏe lẫn tài vận và sự nghiệp. Các dấu hiệu sau nếu xảy đến cần được duy tu cho mộ phần càng sớm càng tốt:

  • Mộ bị trũng, lún hay có nước chảy vào;
  • Khu vực xung quanh phần mộ bị ô nhiễm, đất đai có mùi tanh, hôi hay khó chịu;
  • Cây cối mọc chèn hay đâm xuyên qua Âm phần;
  • Mộ phần bị trâu bò giày xéo, người hay phương tiện đi qua…phá vỡ sự an tĩnh;
  • Kết cấu mộ phần bị nứt nẻ, bát hương rạn hay vỡ…

Bài Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Bài Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Cuối Năm
Bài Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Các nghi thức tâm linh liên quan tới Gia Tiên hay Âm phần vô cùng phong phú. Với mỗi lễ cúng khác nhau, bài văn khấn cũng có sự khác biệt. Dưới đây là bài Văn khấn trong lễ Tạ Mộ cuối năm các gia chủ có thể tham khảo (Trích trong cuốn “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”, NXB Văn Hóa – Thông Tin):

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Chuẩn Bị Mâm Cúng Mùng 1 Tết Tân Sửu 2021 Mới Nhất

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

– Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày…….. tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần.

Kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………

Kỵ nhật là…

Có phần mộ táng tại…………

Được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương.

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

Ai Nên Dự Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Ai Nên Dự Lễ Tạ Mộ Cuối Năm
Ai Nên Dự Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Lễ Tạ mộ cuối năm là nghi thức, “cầu nối tâm linh” – một dịp quan trọng để người thân, gia chủ cùng các thành viên gia đình hướng nguyện tâm thành tới Chư vị Phật Thánh, Gia Tiên – Tiền Tổ. Tuy nhiên vẫn cần sự cẩn trọng về thành phần tham dự nghi thức này.

Những Ai Nên Dự Lễ Tạ Mộ Cuối Năm?

  • Các vị trưởng lão, là trưởng tộc, trưởng họ…có tiếng nói, đảm trách lễ cúng nhất thiết nên dự lễ Tạ mộ cuối năm;
  • Thế hệ hậu sinh (con, cháu trong nhà) không phân biệt nam, nữ; ở gần hay làm ăn xa – thu xếp được công việc đều nên dự lễ Tạ mộ cuối năm;
  • Cha mẹ cũng có thể dẫn theo con trẻ dự lễ. Đây vừa là một hình thức gắn kết dòng tộc, giáo dục về truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, làm tăng sự kính trọng và biết ơn Tiên Tổ.

Những Ai Không Nên Dự Lễ Tạ Mộ Cuối Năm?

  • Phụ nữ thai kỳ, sức đề kháng suy giảm, tâm lý dễ bị tác động…không nên dự lễ Tạ mộ dịp này;
  • Người sức khỏe đang suy giảm, ốm yếu lâu ngày…nên tránh;
  • Con trẻ còn nhỏ tuổi (dưới 10 tuổi); dễ bị “trêu” cũng không nên dự lễ Tạ mộ cuối năm.

Các Kiêng Kỵ Khi Làm Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Các Kiêng Kỵ Khi Làm Lễ Tạ Mộ Cuối Năm
Các Kiêng Kỵ Khi Làm Lễ Tạ Mộ Cuối Năm

Để lễ Tạ mộ cuối năm được chu tất, các gia chủ cần chú ý tránh một số điểm như dưới đây:

  • Tránh đi tạ mộ quá sớm hay quá muộn – là các thời điểm hơi lạnh, Âm khí đều nặng nề, bất lợi với sức khỏe.
  • Tránh tiến hành lễ Tạ mộ khi trời mưa gió, sấm chớp. Tối ưu nhất nên làm lễ Tạ mộ vào ngày khô ráo, tiết trời đẹp.
  • Lễ hay nghi thức tâm linh luôn cốt ở thành tâm. Do đó, lễ Tạ mộ tránh làm linh đình, tốn kém không cần thiết. Đặc biệt cần tránh sự hình thức, đốt quá nhiều vàng mã.
  • Hết sức tránh các hành xử bất kính (văng tục, lớn tiếng cãi cọ, xô xát…).
  • Không tùy tiện ngồi lên các kiến trúc mộ táng, vừa không lịch sự lại thiếu đi lòng thành kính.
  • Hết sức tránh việc ăn, uống đồ cúng ở nghĩa trang, vừa dễ bị lạnh bụng, bất lợi cho sức khỏe; vừa có các khía cạnh tâm linh nên tránh.
  • Kiêng kỵ việc tập thể dục, ngồi thiền, tập dưỡng sinh…do uế khí dễ xâm nhập, bất lợi cho sức khỏe.
  • Sau khi làm lễ về nhà nên hơ lửa, tắm nước ấm có gừng để tiêu trừ hơi lạnh, ám khí bất lợi.

Lời Kết

Hi vọng, với các thông tin chia sẻ trên, các bạn không chỉ có thêm các tri thức phong thủy hữu ích mà còn có được sự chuẩn bị chu tất nhất cho nghi thức lễ Tạ mộ cuối năm này.

Để có thêm các chia sẻ đặc sắc cùng các ưu đãi cá nhân khác, vui lòng điền form bên cạnh, Phong Thủy Phùng Gia sẽ kết nối và hỗ trợ tới Quý bạn hữu trong thời gian sớm nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài Viết Liên Quan

Mục lục