HomePhong thủyNhững Điều Cần Biết Về Cách Cúng Tết Đoan Ngọ

Những Điều Cần Biết Về Cách Cúng Tết Đoan Ngọ

Giải Đáp Chi Tiết Cách Cúng Tết Đoan Ngọ Chuẩn Người Việt

Cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 là mọi gia đình Việt đều chuẩn bị một mâm lễ và thắp hương thần linh, tổ tiên để cầu mong sức khỏe, bình an và mùa màng bội thu. Nhưng khi thực hiện nghi lễ thì vẫn có nhiều người thắc mắc không biết chính xác cách cúng tết đoan ngọ.  Bài viết này Phong Thủy Phùng Gia sẽ giúp gia chủ giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Nguồn Gc Cúng Tết Đoan Ngọ

Nguồn Gốc Cúng Tết Đoan Ngọ
Nguồn Gốc Cúng Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam tại sao có Tết Đoan Ngọ? Nguồn gốc của Tết 5/5 là ngày gì còn gắn liền với 1 sự tích lý giải Tết Đoan Ngọ ai giúp dân diệt sâu bọ? Một ngày sau mùa vụ người dân ăn mừng mùa màng bội thu, tuy nhiên đầu tháng 5 năm đó sâu bọ nhiều ăn hết cây trái đã thu hoạch. Khi chưa chắc chắn phải khắc phục sâu bọ thế nào thì 1 ông lão xưng là Đôi Truân đã chỉ từng nhà dân lập đàn cúng gồm hoa quả, bánh tro… 

Và điều kinh ngạc đã tới, sâu bọ lữ lượt ngã té. Ông lão dặn người dân tuân theo như thế từng năm sẽ trị được sâu bọ. Dặn dò xong ông lão đi mất chưa kịp để người dân cảm tạ. Người dân mai sau gọi ngày này là ngày giết sâu bọ. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Giải Đáp Trình Tự Bốc Bát Hương Trước Hay Nhập Trạch Trước Theo Chuyên Gia Phong Thủy Năm 2021

Những Lưu Ý Cách Cúng Tết Đoan Ngọ

Những Lưu Ý Cách Cúng Tết Đoan Ngọ
Những Lưu Ý Cách Cúng Tết Đoan Ngọ

Giống như những mọi lễ khác, khi làm cúng cần ăn mặc chỉn chu, lịch sự và kín đáo. Ngoài ra, nên tránh nói to hay làm đổ vỡ trong quá trình làm lễ sẽ làm mất đi sự trang nghiêm cần có.

Điều quan trọng vẫn là một lòng thành kính cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây ngon trái ngọt và nhà cửa yên ấm.

Nên Cúng Tết Đoan Ngọ Vào Lúc Nào

Tết Đoan Ngọ năm 2022 vào ngày thứ 6 ngày 3 tháng 6 Dương Lịch!

Tết Đoan Ngọ thường rơi vào tầm thời gian nắng nóng, là tầm thời gian chuyển mùa, do đó sâu bọ cũng khởi phát hơn, tác động đến cây cối, con người và thú nuôi. Người dân thường làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ từ sáng sớm mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nhưng vì giờ Ngọ thường là từ 11 giờ trưa đến 13 giờ chiều nên giai đoạn cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn là vào tầm 12h.

Nên T Chức Cúng Trong Nhà Hay Ngoài Sân

Cúng Trong Nhà Hay Ngoài Sân
Cúng Trong Nhà Hay Ngoài Sân

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đặt ở đâu, trong nhà hay ngoài trời là thắc mắc của nhiều người. Thông thường khi làm lễ cúng vào ngày mùng 5 tháng 5, các gia đình chỉ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để thắp hương trong nhà.

Tuy nhiên để chuẩn và đúng theo phong tục Việt từ xa xưa thì gia đình cần chuẩn bị 2 mâm cỗ với các đồ lễ và cúng cả ở trong nhà và ngoài sân. Việc cúng ở trong nhà nhằm cảm ơn tổ tiên đã che chở cho những thành viên trong gia đình luôn bình an và khỏe mạnh. Còn với mâm cỗ ngoài sân là thể hiện lòng thành kính, cảm tạ trời đất, thần Phật đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Đồng thời việc thờ cúng còn thể hiện lòng mong muốn các vị thần Phật, tổ tiên tiếp tục phù hộ cho gia đình để có cuộc sống bình yên, hạnh phúc cũng như công việc làm ăn và học tập của các thành viên trong gia đình gặp được nhiều may mắn, thuận lợi, tốt đẹp hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Thủ Tục Làm Lễ Cất Nóc Nhà Trong Năm 2021

Hiện nay để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, mọi gia đình đều chỉ thực hiện 1 mâm cỗ cúng trong nhà. Việc này không làm giảm đi ý nghĩa mà gia chủ muốn thể hiện với thần linh, tổ tiên. Điều quan trọng nhất khi thực hiện đó chính là lòng thành tâm hướng thiện của gia đình.

Chuẩn Bị Đồ Cúng

Trên thực tế, lễ cúng và các đồ cúng trong tết Đoan Ngọ không quá cầu kỳ mà chỉ một vài món điển hình xa xưa như mâm cơm ăn giản đơn, bánh trái, chè xôi, rượu nếp… Tùy theo từng khu vực, lễ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có một chút thay đổi đa dạng. 

Mâm Cúng Miền Nam 

Ngoài các thứ không thể thiếu là hương, hoa, vàng mã thì người miền Nam vẫn cúng cơm rượu nếp nhưng cơm rượu nếp trắng lại viên thành các khối tròn thay vì để rời như miền Bắc hay ép thành khối như miền Trung. Ngoài ra, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước và bánh ú (một món bánh tương tự bánh tro của miền Bắc). Người dân Nam bộ không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn kết hợp tổ chức nhiều lễ hội trái cây miệt vườn đặc sắc.

Mâm Cúng Miền Bắc

Mâm cúng gồm hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, những loại hoa quả theo mùa (mận, vải, đào…), bánh tro, xôi, chè… Ngoài ra, người Nùng (Mường Khương – Lào Cai) còn làm bánh khúc dâng cúng tổ tiên, thần thánh trong dịp Tết này.

Mâm Cúng Miền Trung

Tương tự như người miền Bắc, tuy nhiên, món cơm rượu nếp trong lễ cúng chỉ dùng nếp trắng bình thường và cơm rượu nén thành từng khối chứ không rời như ở miền Bắc. Bên cạnh đó, người miền Trung còn hay cúng vịt (vịt nướng, tiết canh vịt…) trong dịp Tết diệt sâu bọ. Riêng người Huế còn có cả chè kê (món đặc sản của vùng này).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Bàn Thờ Ông Táo Gồm Những Gì Mới Chuẩn Xác

Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ

Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ
Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ

Khi thực hiện lễ cúng ở trong nhà hay ngoài trời thì gia chủ có thể tham khảo bài cúng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam dưới đây:

“Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là: ………………. Ngụ tại: ……………………..

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

(Cúi lạy 3 lần)”

Lời Kết

Những thông tin bên trên hy vọng đã giúp gia chủ hiểu rõ hơn về cách cúng tết đoan ngọ. Chúc bạn và gia đình có thể chuẩn bị tốt ngày lễ sắp tới này. Muốn tìm hiểu những thông tin chính xác về phong thủy thì hãy tham vấn với chuyên gia để được giải đáp qua form tư vấn bên cạnh!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài Viết Liên Quan

Mục lục